Cách tính lãi suất vay ngân hàng trả góp, có ví dụ minh họa
Nợ xấu là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến nhiều khách hàng bị ngân hàng từ chối cho vay. Vậy với trường hợp nhẹ hơn là nợ chú ý, liệu khách hàng có thể được ngân hàng chấp thuận cho vay không? Hãy cùng tìm hiểu về nợ chú ý và một số vấn đề xoay quanh thuật ngữ này trong bài viết sau.
1. Nợ cần chú ý là gì?
Toàn bộ hoạt động vay tiền của khách hàng tại các ngân hàng và tổ chức tài chính nói chung đều được lưu lại trên CIC. Theo đó, CIC (Credit Information Center) là Trung tâm Thông tin Tín Dụng thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có chức năng thu thập, lưu trữ, phân tích, xử lý cũng như dự báo thông tin tín dụng của cá nhân và tổ chức.
Nếu thanh toán nợ đầy đủ đúng hạn thì khách hàng sẽ có lịch sử tín dụng tốt. Vì thế, khách hàng sẽ không gặp bất kỳ vấn đề nào khi thực hiện các khoản vay tiếp theo.
Ngược lại, nếu trả nợ không đúng hạn thì hệ thống CIC sẽ ghi nhận. Thời gian nợ càng lâu, số tiền nợ càng lớn thì lịch sử tín dụng của khách hàng càng xấu, có thể không được xét duyệt vay vốn ở bất kỳ đâu.
Trong các khoản nợ chậm thanh toán, có một nhóm được gọi là nợ chú ý. Khách hàng sẽ bị xếp vào nhóm này nếu trễ hạn trả nợ từ 10 - 90 ngày (3 tháng).
Nợ chú ý thuộc nhóm thứ 2 trong hệ thống phân loại 5 nhóm nợ tín dụng.
2. Nợ chú ý có phải là nợ xấu không?
Theo khoản 8 Điều 3 Thông tư 11/2021/TT-NHNN, nợ xấu thuộc các nhóm 3, 4 và 5 quy định tại Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN, tức bao gồm:
Nhóm nợ | Định nghĩa |
3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) | Trễ hạn từ 30 ngày (1 tháng) đến 90 ngày (3 tháng):
|
4 (Nợ nghi ngờ) | Trễ hạn từ 90 ngày (3 tháng) đến 180 ngày (6 tháng):
|
5 (Nợ có khả năng mất vốn) | Trễ hạn lớn hơn 180 ngày (6 tháng):
|
Nợ chú ý thuộc nợ nhóm 2 (trễ hạn từ 10 - 90 ngày) nên chưa phải nợ xấu. Tuy nhiên, khách hàng không nên chủ quan bởi trong giai đoạn này các ngân hàng đang tiếp tục phân loại nợ. Vì thế nợ nhóm 2 có thể thành nợ nhóm 3, 4 hoặc 5 nếu khách hàng vẫn chưa thanh toán đầy đủ khoản vay.
Nợ chú ý có thể trở thành nợ xấu nếu khách hàng tiếp tục trễ hạn thanh toán khoản vay.
3. Nợ chú ý có vay được không?
Mặc dù chỉ nằm ở nhóm thứ 2 nhưng nợ chú ý vẫn khiến các ngân hàng nghi ngờ về khả năng thanh toán của khách hàng. Vì thế không phải ngân hàng nào cũng sẵn sàng cho khách hàng đang có nợ chú ý vay.
Tại Ngân hàng Hong Leong Việt Nam, khách hàng đang có nợ chú ý vẫn có thể vay vốn với quy trình bình thường. Tuy nhiên, trong quá trình thẩm định hồ sơ, dựa vào mức độ của nợ chú ý, Hong Leong Việt Nam sẽ xem xét hạn mức, thời gian và lãi suất vay. Đồng thời, Ngân hàng cũng sẽ siết chặt hơn các hình thức vay và điều kiện giải ngân.
Để được tư vấn chi tiết về điều kiện và thủ tục vay vốn khi đang có nợ chú ý tại Ngân hàng Hong Leong Việt Nam, khách hàng có thể liên hệ hotline 1900 633 068. Bên cạnh đó, khách hàng cũng có thể trực tiếp đến chi nhánh Hong Leong Việt Nam gần nhất để được nhân viên hỗ trợ tốt nhất.
Khách hàng sẽ được nhân viên Ngân hàng Hong Leong Việt Nam tư vấn chi tiết về quy trình và thủ tục vay khi có nợ chú ý.
>> Có thể bạn quan tâm:
4. Làm cách nào để vay tiền ngân hàng khi có nợ chú ý?
Vay vốn khi đang có nợ chú ý khiến khách hàng gặp một số khó khăn. Trong trường hợp này, khách hàng có thể áp dụng một trong những giải pháp như:
- Thanh toán các khoản nợ trước đó đầy đủ càng sớm càng tốt.
- Tìm người bảo lãnh vay. Tuy nhiên người bảo lãnh phải có lịch sử tín dụng tốt và chưa từng bị nợ xấu.
- Sử dụng tài sản đảm bảo như ô tô, sổ hồng, thiết bị, máy móc,... để đáp ứng điều kiện vay của ngân hàng.
- Chứng minh việc rơi vào nợ chú ý là do lý do khách quan, không phải cố ý.
5. Một số câu hỏi thường gặp
Có rất nhiều thắc mắc xoay quanh nợ chú ý. Khách hàng có thể tham khảo một số giải đáp sau để hiểu hơn về nhóm nợ này:
Căn cứ tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 03/2013/TT-NHNN, khách hàng sẽ được xóa thông tin nợ (bao gồm cả nợ chú ý) trên hệ thống CIC sau 5 năm kể từ ngày thanh toán đầy đủ các khoản vay, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Vay thế chấp là vay có tài sản đảm bảo (ô tô, sổ hồng, thiết bị, máy móc,...). Khách hàng đang có nợ chú ý vẫn có thể vay thế chấp nếu chứng minh bản thân đủ khả năng trả nợ, lý do trễ hạn thanh toán là do yếu tố khách quan và không cố ý. Thế nhưng hạn mức và lãi suất vay sẽ khác so với những khách hàng không bị nợ chú ý.
Vay tín chấp được đảm bảo bằng độ uy tín, thu nhập, lịch sử tín dụng,... của người đi vay. Khách hàng từng bị nợ chú ý vẫn có thể vay tín chấp nếu chứng minh được bản thân có khả năng trả nợ và lý do trễ hạn. Tuy nhiên khi vay, hạn mức sẽ thấp hơn, lãi suất cũng cao hơn những khách hàng chưa từng bị nợ xấu.
Khách hàng đang bị nợ xấu vẫn có thể tiếp tục vay nhưng điều kiện, hạn mức và lãi suất sẽ khắt khe hơn.
>> Tìm hiểu thêm: Cập nhật lãi suất vay ngân hàng hiện nay
Có thể thấy, mặc dù chưa bị xếp vào nhóm nợ xấu nhưng nợ cần chú ý vẫn gây cản trở khi khách hàng muốn thực hiện khoản vay mới. Do đó, khách hàng nên hạn chế để xuất hiện nợ chú ý và nợ xấu nói chung bằng cách thanh toán đầy đủ các khoản vay khi đến hạn. Nhờ đó, khách hàng sẽ có lịch sử tín dụng tốt và dễ dàng thực hiện các khoản vay trong tương lai.
Các bài viết liên quan