Cách làm thẻ ngân hàng online tại nhà và mở thẻ tại ngân hàng
Số thẻ ngân hàng là thuật ngữ thường xuất hiện trong các giao dịch. Vậy số thẻ ngân hàng là gì và làm sao để phân biệt với tài khoản ngân hàng? Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc này giúp khách hàng có trải nghiệm sử dụng thẻ ngân hàng an toàn và thuận lợi hơn.
1. Tìm hiểu số thẻ ngân hàng là gì?
Số thẻ ngân hàng là dãy số được in nổi trên bề mặt của thẻ ATM. Theo đó, số thẻ tài khoản ngân hàng có cấu trúc bao gồm 16 hoặc 19 chữ được chia thành 4 nhóm. Mỗi nhóm chữ số có đặc điểm và ý nghĩa cụ thể:
Nhóm 4 chữ số đầu: Là mã ấn định đặt theo quy định của Nhà nước, còn được gọi là mã BIN. Chẳng hạn như mã BIN của Ngân hàng Hong Leong là 970442.
Nhóm 2 chữ số tiếp theo: Là mã của ngân hàng.
Nhóm 4 chữ số kế tiếp: Là số CIF để định danh hồ sơ thông tin của khách hàng.
Nhóm các chữ số còn lại: Là nhóm số dùng để phân biệt tài khoản của các khách hàng.
Số thẻ ngân hàng thường có 16 hoặc 19 chữ số mang ý nghĩa biểu thị đặc trưng.
2. Vai trò của số thẻ ngân hàng
Số thẻ ATM được sử dụng để đảm nhận các vai trò bao gồm:
Thanh toán online: Trên các trang thương mại điện tử, website hoặc ứng dụng bán hàng online, khách hàng có thể lựa chọn hình thức thanh toán bằng thẻ ngân hàng. Lúc này, bạn cần điền đúng và đầy đủ số thẻ cùng mã pin (hoặc số CVV).
Chuyển tiền: Số thẻ ngân hàng được sử dụng khi khách hàng chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng có liên kết thẻ. Tính năng chuyển tiền này có thể thực hiện tại phòng giao dịch ngân hàng, trụ ATM hoặc ngân hàng điện tử.
Kết nối với ví điện tử: Khi sử dụng ví điện tử để nạp, rút tiền thanh toán cho mục đích chi tiêu, khách hàng cần kết nối với thẻ ATM. Theo đó, ở bước liên kết với thẻ ngân hàng, bạn cần điền số thẻ ngân hàng cùng với mã pin.
Quản lý và lưu trữ thông tin khách hàng: Nhờ số thẻ ATM, ngân hàng có thể phân biệt các loại thẻ trong cùng hệ thống, cũng như quản lý các hoạt động của chủ thẻ hiệu quả hơn.
3. Số thẻ ATM có gì khác với số tài khoản ngân hàng?
Để phân biệt số thẻ ATM và số tài khoản ngân hàng, mời bạn cùng tham khảo bảng dưới đây:
Đặc điểm | Số thẻ ATM | Số tài khoản ngân hàng |
Vị trí hiển thị | Được in nổi trên bề mặt thẻ. | Được cung cấp trong văn bản thư khi khách hàng nhận thẻ trực tiếp hoặc qua email. |
Độ dài | Gồm có 16 - 19 chữ số. | Gồm có 8 - 14 chữ số (tùy theo quy định của ngân hàng). |
Cấu trúc | 4 nhóm chữ số: Gồm 4 chữ số đầu tiên mã BIN, 2 chữ số tiếp theo mã ngân hàng, 4 chữ số mã CIF của khách hàng và nhóm chữ số mã khách hàng. | 2 nhóm chữ số: Gồm 3 chữ số đầu là mã đại điện cho ngân hàng và nhóm chữ số ngẫu nhiên. |
Chức năng | - Sử dụng trong các giao dịch rút tiền hoặc chuyển tiền. - Dùng để ngân hàng lưu trữ và quản lý hoạt động của khách hàng. |
- Sử dụng trong các giao dịch nhận và chuyển tiền. |
4. Nên chuyển tiền qua số thẻ ATM hay tài khoản ngân hàng?
Tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích, quý khách có thể cân nhắc và lựa chọn phương thức chuyển tiền qua số thẻ ATM hoặc qua tài khoản ngân hàng.
Tuy nhiên, chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng thường được sử dụng phổ biến hơn. Vì không phải ngân hàng nào cũng chuyển tiền được bằng số thẻ. Chỉ có ngân hàng thuộc hệ thống Napas mới có thể chuyển tiền qua số thẻ ATM cho nhau. Ngoài ra, đối với thẻ Prepaid cũng nhận tiền trực tiếp vào tài khoản.
>> Bài viết tham khảo: Chuyển khoản liên ngân hàng được không và mất bao lâu?
5. Cách chuyển tiền vào số thẻ ngân hàng
Nếu chọn cách chuyển tiền bằng số thẻ ATM, bạn có thể tham khảo các bước cụ thể như sau:
Bước 1: Đến trụ ATM gần nhất của ngân hàng phát hành thẻ.
Bước 2: Tiến hành nhập mã PIN (mật khẩu của thẻ ngân hàng).
Bước 3: Bấm vào mục Chuyển tiền (hoặc Chuyển khoản), sau đó chọn Chuyển cùng ngân hàng hoặc Chuyển khác ngân hàng.
Bước 4: Nhập số thẻ ATM của người nhận tiền. Tiếp đến, kiểm tra thông tin về người thụ hưởng hiển thị trên màn hình có đúng không.
Bước 5: Nhập số tiền cần chuyển.
Bước 6: Kiểm tra thông tin giao dịch và nhập mã PIN để xác nhận.
Bước 7: Sau khi có thông báo giao dịch thành công, khách hàng lưu ý nhận lại thẻ.
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách chuyển khoản ngân hàng nhanh và an toàn nhất
6. Thẻ ngân hàng Hong Leong - Mở miễn phí, đăng ký online siêu đơn giản
Nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán và giao dịch an toàn, tiện lợi và nhanh chóng của khách hàng, Ngân hàng Hong Leong phát hành Thẻ VISA Ghi nợ.
Với thẻ VISA Ghi nợ Hong Leong, khách hàng có thể mở thẻ online nhanh chóng, đơn giản với ứng dụng HLB Connect và nhận thẻ tại nhà sau khoảng 7 ngày làm việc. Đồng thời, bạn cũng dễ dàng quản lý các tính năng thẻ như khóa hoặc mở tài khoản, kiểm tra định mức ngay trên ứng dụng HLB Connect. Ngoài ra, bạn cũng có thể tận dụng các ưu điểm nổi bật khác của thẻ như miễn mọi loại phí (phí mở thẻ, rút tiền,...), thuận tiện rút tiền tại hệ thống ATM trên toàn quốc và nước ngoài,...
Thêm vào đó, từ ngày 01/05/2024 đến hết ngày 31/07/2024, Ngân hàng Hong Leong còn có ưu đãi HOÀN TIỀN 100.000 đồng mỗi tháng khi khách hàng thanh toán từ 5 giao dịch trở lên với tổng hóa đơn từ 2 triệu đồng/tháng. Mọi thông tin chi tiết về thể lệ chương trình, quý khách có thể tham khảo TẠI ĐÂY.
>>> Tìm hiểu rõ hơn về thẻ đăng ký mở thẻ ngân hàng Hong Leong TẠI ĐÂY.
Chuyên viên Ngân hàng Hong Leong được đào tạo chuyên nghiệp, sẵn sàng hướng dẫn khách hàng về các thủ tục mở thẻ ngân hàng, cũng như giải đáp các thắc mắc có liên quan.
Bài viết trên giúp bạn hiểu rõ hơn về số thẻ ngân hàng. Để được tư vấn mở thẻ ngân hàng, bạn vui lòng liên hệ Ngân hàng Hong Leong qua Hotline 1900 633 068 hoặc để lại thông tin bên dưới.
Các bài viết liên quan